28 thg 7, 2013

Sơ đồ Tư duy trong lĩnh vực giáo dục



Một trong những bước tiến thú vị nhất trong sự nghiệp gần đây của tôi là khuynh hướng tích cực của việc các nhà giáo dục và học sinh trên khắp thế giới đã bắt đầu sử dụng Sơ đồ Tư duy như một công cụ dạy và học. Sơ đồ Tư duy có thể giúp cho việc dạy và học trở thành một quá trình hiệu quả, thú vị và có tác dụng kích thích hơn.
Sơ đồ Tư duy đang được sử dụng trong các khóa tập huấn giáo viên, cho việc soạn giáo án, cho việc ghi chú ôn thi và làm bài tập về nhà, để giải thích các khái niệm phức tạp một cách đơn giản hơn và còn được sử dụng làm bản tóm tắt các quyển sách. Cũng có nhiều chương trình máy tính cực kỳ hiệu quả đang được sử dụng để cập nhật và lập Sơ đồ Tư duy rất nhanh chóng và dễ dàng. Nếu muốn biết thêm về các chương trình máy tính và Sơ đồ Tư duy, bạn có thể tham khảo chương 28 trong cuốn Sơ đồ Tư duy (BBC Active).

22 thg 7, 2013

Sơ đồ Tư duy cho mọi kế hoạch

  


 Đây là nhật ký Sơ đồ Tư duy về các đời Tổng Thống Mỹ - Tương tự nhật ký cá nhân
Viết nhật ký Sơ đồ Tư duy
Nhật ký thông thường được viết theo kiểu tuần tự, bị giới hạn về thời gian và thường xuyên gắn chặt với các ngày trong tuần cũng như các tháng trong năm. Đó là công cụ hỗ trợ cho việc lên kế hoạch và giúp bạn ghi chép lại những việc đã xảy ra.
Ngược lại, nhật ký Sơ đồ Tư duy chủ yếu tập trung vào ước muốn của bạn, trong khi vẫn bao gồm những yếu tố của một nhật ký thông thường.

20 thg 7, 2013

Các nguyên tắc Sơ đồ Tư duy




Chuẩn bị lập Sơ đồ Tư duy: Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu, những gì cần được lên kế hoạch trước, cách sắp xếp ý tưởng của bạn, tầm quan trọng của Từ khóa và Hình ảnh Chủ đạo. Sau đây, bạn sẽ được hướng dẫn từng bước về cách lập Sơ đồ Tư duy cho những tình huống và mục đích chủ yếu trong cuộc sống.
Xác định mục tiêu của bạn

16 thg 7, 2013

Công dụng Sơ đồ Tư duy

Sơ đồ Tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên (thường là ở trên giấy) bằng cách sử dụng Từ Khóa và Hình ảnh Chủ đạo. Mỗi Từ Khóa hoặc Hình ảnh Chủ đạo trong Sơ đồ Tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. Đó là chìa khóa đề giải mã những sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời cũng để giải phóng tiềm năng thật sự trong bộ não đáng kinh ngạc của bạn để bạn có thể đạt được bất cứ điều gì mình muốn.
Điều đó nghe có vẻ khó tin! Bằng chứng cho tính hiệu quả của Sơ đồ Tư duy nằm ở hình dáng và cấu trúc năng động của nó. Nó được vẽ theo hình dáng và cấu trúc của một tế bào não và được thiết kế để thúc đẩy não làm việc nhanh chóng, hiệu quả và tự nhiên.
Mỗi khi nhìn vào gân lá hoặc nhánh cây, chúng ta thấy “những Sơ đồ Tư duy” của tự nhiên gợi liên tưởng đến hình dáng của tế bào não và phản ánh cách thức mà bản thân chúng ta được tạo ra và kết nối. Giống như chúng ta, thế giới tự nhiên cũng không ngừng thay đổi và tái sinh, đồng thời có một cấu trúc giao tiếp có vẻ tương tự chúng ta. Sơ đồ Tư duy là một công cụ tư duy tự nhiên sử dụng nguồn cảm hứng và tính hiệu quả của những cấu trúc tự nhiên này.



Bạn có thể sử dụng Sơ đồ Tư duy ở đâu?

Tư duy mở rộng


Để hiểu được tại sao Sơ đồ Tư duy hiệu quả đến vậy, bạn cần tìm hiểu thêm về cách bộ não tư duy và nhớ lại thông tin. Não bạn không tư duy theo kiểu tuần tự và đơn điệu, nó tư duy theo chiều hướng khác nhau cùng một lúc – xuất phát từ những điểm kích hoạt tại trung tâm ở dạng Hình ảnh hoặc Từ Khóa. Tôi gọi đó là Tư duy mở rộng
  Như tên gọi của thuật ngữ này, những suy nghĩ tỏa ra các hướng như những nhánh của một cây, những đường gân của một chiếc lá hoặc những mạch máu trong cơ thể tỏa ra từ trái tim.

21 thg 6, 2013

Động não với hình ảnh

Chủ điểm

Trong phần này, bạn đọc sẽ tìm hiểu những phát hiện mới về bộ não con người mà đã làm kinh ngạc giới chuyên môn khắp thế giới. Kết hợp với các bài tập thực hành, chúng ta có thể khai tác nguồn kỹ năng tư duy hình ảnh khổng lồ mà 95% chúng ta chưa hề biết.

Sức mạnh của hình ảnh:

29 thg 5, 2013

Tổng Hợp Những Sơ Đồ Tư Duy Đẹp Nhất

Sơ Đồ Tư Duy là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo và được đánh giá là một trong những công cụ đắc lực nhất hỗ trợ cho trí nhớ.  Nhưng khi mới bắt đầu, bạn có thể gặp phải vài khó khăn về cách vẽ, cách sắp xếp ý tưởng đồng thời bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc vẽ những sơ đồ tư suy này. Với phần mềm iMindMap mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều, giờ đây bạn có thể  vẽ  những sơ đồ tư duy một cách dễ dàng, nhanh chóng, đặc biệt là bạn có thể linh hoạt chỉnh sửa khi chưa vừa ý hay cần thêm bớt nội dung trong bản vẽ.

Dưới đây là tổng hợp những sơ đồ tư duy đẹp để bạn tham khảo cũng như học tập cách vẽ để cho ra những sơ đồ tư duy đẹp cho riêng mình.
1. Sơ Đồ Tư Duy Học Làm Giàu


24 thg 5, 2013

Nick Vujicic


Video Sơ đồ tư duy Nick Vujicic được tạo bởi phần mềm iMindmap Ultimate

Nicholas James "Nick" Vujicic (phát âm "VOO-yee-cheech", tiếng Serbia: Николас Џејмс Вујичић, Nikolas Džejms Vujičić, sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982) là một người truyền bá Phúc Âm và nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi được sinh ra đã không có tứ chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác, nhưng rồi cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Năm 17 tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi Life Without Limbs (nghĩa là "Cuộc sống không có tay chân"). Vujicic đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hy vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa cuộc sống. Nick cũng nói về đức tin của anh, rằng Chúa có thể sử dụng bất kì tấm lòng nào sẵn sàng làm công việc của Ngài và rằng Chúa là đấng đắc thắng mọi sự khuyết tật. Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Hiện tại Nick đang sinh sống ở Mỹ.

22 thg 5, 2013

Giới thiệu sách Sơ đồ Tư duy trong Kinh doanh



Sách Sơ đồ Tư duy trong kinh doanh
Sơ đồ Tư duy hiện đang được hàng tram triệu người trong cách công ty lẫn tổ chức trên khắm thế giới sử dụng, bao gồm De Beers, Disney, Microsoft và NASA, nhằm hỗ trợ họ sáng tạo, lãnh đạo, hoạch định, giải quyết vấn đề, thuyết trình,v.v. Bất kể bạn đang tìm kiểm giải pháp cho một vấn đề hay phương thức làm việc mới, vạch kế hoạch kinh doanh, tái sắp xếp đội ngũ của bạn, Sơ đồ Tư duy trong Kinh doanh sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời hiệu quả nhất.

17 thg 5, 2013

12 thg 5, 2013

Vận dụng sơ đồ tư duy trong học tập


Một trong những phương pháp học tập hiệu quả hiện đang được nhiều sinh viên, học sinh áp dụng là học bằng sơ đồ tư duy (SĐTD).

Ba bước tạo sơ đồ
Theo hướng dẫn của nhóm Lửa Xanh, sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, thì chỉ cần bút và giấy là có thể lập một sơ đồ thông thường gồm ba bước.
Thứ nhất, vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy với hình ảnh và màu sắc nổi bật, bổ sung thêm từ ngữ nếu chủ đề không rõ ràng. Tiếp theo, từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu thị cho một nội dung. Sau cùng, vẽ thêm các nhánh nhỏ, tương đương với từng ý và chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ. Những từ khóa dù tiêu đề chính hay phụ cũng nên viết in hoa để dễ nhìn, dễ nhớ. Nếu bài học có ít nội dung (ít các nhánh) nên vẽ các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ giấy vì đây là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, giúp người học nắm bắt ngay các ý chính.
 
Một sơ đồ tư duy môn vật lý do học sinh Trường THPT Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) thực hiện

Ôn thi hiệu quả bằng bản đồ tư duy


Chỉ với một cây bút nhiều màu và một tờ giấy A4, bản đồ tư duy sẽ giúp bạn ôn thi học kỳ, tốt nghiệp, tuyển sinh… một cách hứng thú và hiệu quả.

“Thu nhỏ” kiến thức
Có lẽ bạn đã từng lắc đầu ngao ngán trước những trang sách dày đặc những chữ là chữ. Bạn yên tâm những trang sách, chương sách, thậm chí cuốn sách sẽ được thu nhỏ lại bằng “nắm tay” khi bạn biết chắt lọc những thông tin cốt lõi bằng những từ khóa và thể hiện nó trên bản đồ tư duy.
Thực nghiệm trên văn bản cho thấy nhiều câu dài ngoằng nhưng chỉ có vài từ chứa đựng thông tin. Số từ còn lại bạn không cần để tâm bởi nó thuộc loại những từ chêm xen đưa đẩy, quán ngữ mà thôi. Chúng sẽ “tự giác” xuất hiện khi bạn cần tạo câu để triển khai từ khóa.
Bản đồ tư duy bắt đầu từ chủ đề được viết giữa trang giấy. Từ đây, những nhánh chính với từ khóa tỏa ra bắt đầu từ phía trên, bên phải và lần lượt xoay theo chiều kim đồng hồ. Mỗi nhánh chính mọc ra những nhánh phụ, cũng ghi những từ khóa do nhánh chính gợi ra. Số lượng nhánh chính và phụ ít hay nhiều phụ thuộc vào nội dung của vấn đề cần thể hiện.
 
Các nhánh trên bản đồ nên được thể hiện bằng những màu khác nhau. Cạnh từ khóa có thể vẽ những hình ảnh vui tươi, ngộ nghĩnh để làm cho bản đồ “bắt mắt” hơn.

8 thg 3, 2013

Nền tảng - Động não với từ


Chủ điểm
·         Bài tập với từ trong Sơ đồ Tư duy con
·         Ý nghĩa
·         Ứng dụng
Trong chương “Động não với Từ”, bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống xử lý thông tin theo cơ chế Tư duy Mở rộng. Qua các bài tập động não, bạn sẽ khám phá tiềm năng to lớn của cấu trúc liên kết bên trong bộ não, đồng thời thấy rõ bản tính độc đáo duy nhất của mỗi cá thể chúng ta và mọi người xung quanh ta. Bạn cũng sẽ làm quen với những kỹ thuật động não mới, cùng một số phát hiện thú vị trong cuộc nghiên cứu này. Đặc biệt, bạn sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về sự giao tiếp để từ đó tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.

Bài tập với từ trong Sơ đồ Tư duy Con
Sơ đồ Tư duy Con là dạng phôi thai của Sơ đồ Tư duy. Dù chỉ là dạng Sơ đồ Con, nhưng ý nghĩa của nó rất lớn lao.
Để thực hiện bài tập, bạn cần có vài cây bút, một tập ghi chép Sơ đồ Tư duy, một vài tờ giấy trắng và hình sau đây:




Tiến hành bài tập
Bạn hãy nghĩ đến khái niệm “hạnh phúc”, và không cần lưỡng lự cân nhắc, hay mau chóng ghi lại 10 ý liên tưởng bằng từ khóa trên các dòng tỏa rộng từ một tâm điểm. Quan trọng là bạn ghi lại những từ đầu tiên bạn nghĩ đến, bất kể nó ngớ ngẩn thế nào. Đây không phải là bài kiểm tra, và thời gian để làm sẽ không tới 1 phút.
Nếu có thể, bạn hãy mời hai ba người cùng thực hiện bài tập, nhưng đừng thảo luận về các ý tưởng trong thời gian làm bài.
Phân tích kết quả
Mục đích của bạn là tìm các từ xuất hiện trong tất cả bài làm của những người tham gia. (Nghĩa là chính xác cùng một từ, chẳng hạn như “mặt trời” không thể cùng một từ với “ánh nắng”) .
Trước khi tính kết quả, mỗi người hãy dự đoán trước xem tất cả mọi người tham gia có chung được bao nhiêu từ, có bao nhiêu từ mọi người đều có trừ một người không có, và có bao nhiêu từ chỉ có một người chọn.
Khi bài tập và ước đoán đã hoàn tất, hãy so sánh các từ của bạn với những người khác, rồi kiểm tra lại và cùng thảo luận về số từ trùng trong nhóm. (Nếu thực hiện bài tập một mình, có thể so sánh ý liên kết của bạn với ý của tác giả ở hình bên dưới.)
Mỗi người có thể lần lượt đọc to những từ liên kết của mình cho mọi người ghi lại, gạch dưới các từ trùng nhau, và dùng màu sắc hãy mã số để xác định ai đã chọn từ nào
Phần lớn chúng ta đều tiên đoán rằng cả nhóm sẽ có nhiều từ trùng nhau, và nếu có ai chọn một từ đặc biệt nào đó, thì cũng chỉ vài từ thôi. Nhưng qua hàng ngàn lần thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ với nhóm bốn người mà khả năng trùng được một từ cũng rất hiếm.
Và khi từ “trùng” đó lại được lấy làm trung tâm trong bài tập Sơ đồ Tư duy Con kế tiếp, cũng cho nhóm bốn người trên, thì kết quả vẫn như thế. Điều này chứng tỏ ngay cả những đặc tính chung cũng xuất phát từ sự khác biệt cơ bản!

Nhóm thực hiện càng nhiều người, thì khả năng cả nhóm trùng một từ càng ít hơn.
Kết quả trong các bài tập tương tự
Bài tập bạn vừa thực hiện với từ “hạnh phúc” cho kết quả tương tự với bất kỳ từ nào khác.
Chẳng hạn, với nhóm thực hiện bài tập với từ “chạy”, gồm các giám đốc ngân hàng có thâm niên, ở độ tuổi từ 40-45 và có hoàn cảnh gốc gác tương tự nhau, thì như chúng tôi dự đoán, bình thường nhóm bốn người không trùng một từ nào, thỉnh thoảng nhóm ba người có trùng một từ, nhóm 2 người có vài từ trùng, và phần lớn từ cá biệt chỉ thuộc về một người.
Nhóm đã có ý kiến rằng thử nghiệm đó không hợp lý, vì từ được chọn làm thử nghiệm không phải là mối quan tâm chủ yếu của họ. Họ đoán nếu từ được chọn là mối quan tâm chủ yếu thì chắc có lẽ sẽ có nhiều từ trùng hơn và kết quả có tính phổ biến hơn.
Vì vậy, họ thực hiện một bài tập khác với từ “tiền” thì vì từ “chạy”. Họ rất sửng sốt vì kết quả càng bất thường, kém tính phổ biến hơn
Phát hiện trên đã bác bỏ một ngộ nhận phổ biến: con người được giáo dục càng nhiều, họ càng giống các bản sao hơn. Tư duy Mở rộng chứng minh điều ngược lại là đúng: con người được giáo dục càng nhiều thì mạng lưới liên kết khổng lồ luôn tăng trưởng trong não càng độc đáo hơn.

Ý nghĩa
Tiềm năng to lớn của cấu trúc liên kết trong não
Bạn hãy thử nghĩ xem – mỗi cảnh tượng, âm thanh, mùi, vị hay cảm xúc khi tác động vào các giác quan, dù ở mức có ý thức hay cận ý thức cũng tựa như một tâm điểm phát sáng nhỏ bé tỏa rộng thành hàng triệu liên kết.
Thử nghĩ đến việc cố ghi chú lại tất cả những liên kết đó.
Đây là việc bất khả thi, bởi mỗi lúc ghi chú điều gì bạn lại nảy ra một ý tưởng liên kết với nó. Nghĩa là lại phải có thêm một ý liên kết mới bạn phải ghi chú, rồi cứ thế mãi đến vô tận. Bộ não con người có thể tạo vô số các liên kết, cho nên tiềm năng tư duy sáng tạo của con người là vô hạn.
Một bộ não người trung bình có đến hàng triệu tỷ tỷ các liên kết đã qua sử dụng. Mạng lưới mênh mông ấy không những có thể xem là ký ức hay thư việc tham khảo riêng, mà còn có thể xem là toàn bộ bản ngã có ý thức và cận ý thức (Xem quyển Harnessing The ParaBrain (Phương pháp Khai thác Cận Tâm thức) của Tony Buzan)
Bản chất độc đáo duy nhất của cá thể
Dù với từ, hình ảnh, hay ý tưởng thì các liên kết trùng nhau của mọi cá thể chúng ta cũng đều rất ít – thật bí ẩn là tất cả chúng ta đều khác nhau. Nói cách khác, con người mang tính cá thể và độc đáo đến mức không tài nào hình dung nổi. Ngay lúc bạn đang đọc câu này thì bộ não của bạn chứa hàng tỷ tỷ liên kết mà chưa ai từng có, kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Điểm nhấn
Khi ta tìm được một viên đá quý độc đáo, ta gọi nó là “viên ngọc”, “vô giá”, “viên đá quý”, “đắt tiền”, “kho báu”, “quý hiếm”, “tuyệt đẹp”, và “không có gì có thể thay thế”. Vậy với những khám phá về chính con người cũng độc đáo như trên, thì các tên gọi cao quý đó cũng xứng đáng dành cho ta và đồng loại.
Ứng dụng
Tính độc đáo phi thường của chúng ta mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn, trong bất kỳ tình huống động não hay cần giải quyết một vấn đề thì ý tưởng càng đa dạng càng tốt. Như vậy, mỗi cá thể trở thành một bộ phận vô cùng có giá trị.
Xét trong bối cảnh xã hội rộng lớn hơn, những hành vi bị xem là “phạm pháp”, “bất thường”, hay “lập dị” có khi nhìn nhận từ một góc độ mới là “hành vi khác biệt với chuẩn mực nhưng thích hợp và có lợi ích sáng tạo”. Nhờ vậy mà có nhiều vấn đề xã hội hiển nhiên lại thực sự hóa thành giải pháp.
Kết quả của bài tập cũng làm nổi bật lên những nguy hiểm trong thói quen xem xét người theo nhóm thay vì xem họ là các cá thể. Nhận rõ tính độc đáo của con người, chúng ta có thể dễ dàng giải tỏa những hiểu lầm, xung đột cá nhân và xã hội hơn.
Bài tập liên kết cũng cho thấy khả năng vô hạn của mỗi bộ não con người, của người “có tài” cũng như thành phần trước đó được xem là “trung bình”. Vì thế, bài tập này có thể giải thoát cho hàng tỷ người kém tư duy do tự hạn chế mình. Chỉ cần thực hiện bài tập với từ “hạnh phúc”, bất kỳ ai cũng đều cảm nhận ngay được sự bùng nổ tư duy.
Lấy ví dụ về cậu bé tám tuổi trong khu phố nghèo ở London, không những thầy dạy mà bản thân cậu cũng xem mình là đần độn. Sau khi cậu hoàn tất bài tập, tôi hỏi xem cậu có thể tiếp tục liên kết với một trong bất kỳ mười từ cậu đã ghi hay không. Cậu bé ngừng trong chốc lát trước khi ghi ra hai liên kết, rồi ngước lên nhìn với đôi mắt bắt đầu lóe sáng và nói “Cháu làm tiếp được không?”
Khi tôi bảo được thì lúc đầu cậu dè dặt như người chưa đi biển lần nào. Rồi với nhịp điệu càng lúc càng nhanh, tựa như tiếng trống dồn, bao nhiêu là từ và liên kết cứ thế tuôn ra. Tư thế ban đầu của cậu hoàn toàn biến mất, thay vào đó là lòng háo hức, nhiệt tình và hạnh phúc trong lúc ghi đầy trang giấy. Cậu thật sự đã hét to lên “Cháu thông minh quá, cháu thông minh quá!”. Cậu bé nói đúng. Cái cậu thiếu chỉ là giáo dục.
Hiểu được bản tính mở rộng của thực tại, chúng ta không những thấu hiểu bản chất của sự nhận thức mà còn hiểu cả sự ngộ nhận, điều này giúp ta tránh khỏi các cạm bẫy cảm xúc và suy luận phá hỏng nỗ lực giao tiếp của chúng ta.
Trong phạm vi quyển sách, động não là bước đầu tiên đi đến Sơ đồ Tư duy. Những bài tập này có tác dụng củng cố và phục hồi năng lực liên kết, là bước chuẩn bị cho mục tiêu phát triển tối đa năng lực Tư duy Mở rộng.

Phần tiếp theo: Tư duy với Hình ảnh

7 thg 3, 2013

Business Plan Mindmap


Sơ đồ Tư duy này tóm tắt những điều cơ bản & quan trọng nhất đối với một Kế hoạch kinh doanh. Nó giúp bạn nắm bắt được những điều cốt lõi và dễ dàng khi chia sẻ, thuyết trình với mọi người xung quanh. Bạn có thể lập riêng cho mình một kế hoạch kinh doanh với những ý tưởng sáng tạo, Sơ đồ Tư duy sẽ giúp bạn liên kết các vấn đề và đưa ra các giải pháp hợp lý và còn hơn thế nữa...truy cập ngay: www.iMindWorld.com để trải nghiệm những điều tuyệt vời mà có lẽ bạn chưa từng được biết tới....sự thật về trí não!!!


24 thg 1, 2013

Mindmap at Boeing

(Phần 5) Bí quyết thuyết trình hiệu quả
Không có phòng họp tẻ nhạt nào ở Boeing

Sam Brooks và Dan O’connell là nhữn kỹ sư thiết kế ở Boeing. Trong các cuộc họp, Sam thường xuyên sử dụng Bản đồ Tư duy để điều hành việc thảo luận và tạo nên cấu trúc cho bài thuyết trình.

Anh nói:
“Nếu không có cấu trúc thứ tự chặt chẽ không thể làm được gì. Bản đồ Tư duy chính là một công cụ hiệu quả. Khi phải làm rõ hay tạo ra một cái gì đó mới mẻ, Sơ đồ Tư duy giúp tôi khởi đầu đúng hướng.”

“Ở đây chúng tôi có rất nhiều người thông minh và có khả năng. Mỗi người lại có ý kiến riêng, và thường thì điều đó làm cho các cuộc họp trở nên mất kiểm soát. Một trong những cách tốt nhất để thu thập được các ý tưởng mà vẫn kiểm soát được cuộc họp là đi lên bảng và vẽ một đám mây trên đó. Trong đám mây, tôi viết một từ. Sau đó tôi quay lại và hỏi “Được rồi, vậy ai muốn them gì vào đây?”, rồi tôi viết thêm một từ, rồi một từ nữa. Ngay lập tức bạn có thể nhận ra là đám đông đã dịu đi. Họ đã bắt đầu biết cách cộng tác để đưa ra ý kiến bởi đã có một người kiểm soát được sự tranh luận lộn xộn của họ.”

Nếu bạn sử dụng Sơ đồ Tư duy để điều hành các cuộc họp, bạn sẽ tránh được tình trạng những người tham gia cuộc họp khỏi phải đau đầu suy nghĩ và chỉ muốn kết thúc cuộc họp ngay lập tức.

Một vài hình ảnh Sơ đồ Tư duy tại Boeing:




23 thg 1, 2013

Sơ đồ Tư duy học tập


(Phần 4 - Bí quyết thuyết trình hiệu quả)
Sử dụng Sơ đồ Tư duy cho học tập


Lance Brown là một sinh viên nắm được rất rõ lợi ích của việc áp dụng Sơ đồ Tư duy trong học tập.

“Tôi là một sinh viên đang học tập tại trường Đại học London Metropolitan ở Moorgate. Tôi đang sáng tạo một Sơ đồ Tư duy cho một trong những bài học của mình – Thiết kế Quản lý Kinh doanh. Chúng tôi được yêu cầu tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ và đưa ra cách thức sản xuất và tiếp thị dịch vụ hay sản phẩm đó. Chúng tôi phải hiểu những khía cạnh nào sẽ liên quan tới quá trình sản xuất và thu hút khách hàng. Tôi đã sử dụng một Sơ đồ Tư duy để hiểu được tất cả các khía cạnh này và tạo ra một cái nhìn sinh động. Những khía cạnh đó bao gồm: tiếp thị, địa điểm, tài chính và mục đích tiếp thị. Đôi lúc tôi sử dụng những bức tranh nhỏ thay cho từ ngữ để cho hấp dẫn và để cho thầy giáo tôi có thể hiểu ngay mà không cần phải giải thích. Do đó thầy giáo có thể nhìn thấy tất cả các khía cạnh khác nhau và trong khi tôi giải thích về dự án này, thầy giáo có thể hình dung trong đầu về việc thêm vào một số chi tiết để mở rộng Sơ đồ Tư duy này. Sơ đồ Tư duy là một cách tuyệt vời để mọi người nhanh chon hiểu được ý tưởng của bạn. Cứ mỗi lần tôi trở lại với xem lại Sơ đồ Tư duy này, tôi lại cảm thấy có thể mở rộng Sơ đồ Tư duy đó hơn nữa.

Khóa học về kinh doanh






(Phần 3 - Bí quyết thuyết trình hiệu quả)
Thuyết trình trong các khóa học về kinh doanh

Ngày nay, ngày càng có nhiều công nhân theo học các khóa hướng nghiệp, hoặc kết hợp đi làm với việc học tập bán thời gian, hoặc tham gia ngay vào một khóa học khi bắt đầu sự nghiệp của họ. Các bài thuyết trình được sử dụng ngày càng nhiều trong các khóa học này với vai trò là một phương tiện định hướng tư duy cho học viên, và khơi gợi những ý tưởng để thảo luận giữa một nhóm sinh viên hay giữa những sinh viên với các giảng viên.

22 thg 1, 2013

Bài thuyết trình - Sơ đồ Tư duy


(Phần 2 - Bí quyết thuyết trình hiệu quả)
SƠ ĐỒ TƯ DUY DÀNH CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

Giả sử bạn được yêu cầu thuyết trình về cách tiếp thị việc kinh doanh qua mạng của bạn tại một hội nghị với chủ đề là: Kinh doanh trực tuyến.
  1. Bước đầu tiên bạn cần làm là lập Bản đồ Tư duy về cuộc hội thảo để nội dung bài thuyết trình của bạn phù hợp với chủ đề của cuộc hội thảo. Nếu bài thuyết trình của bạn nói về “Kinh doanh trên mạng” thì bạn phải chắc chắn rằng hình ảnh trung tâm của Bản đồ Tư duy chứa đựng chủ đề này, do đó bạn có thể vẽ một cái máy tính với hình ảnh của một đồng đô la hay một đồng bảng trên màn hình.
  2. Các nhánh chính sẽ bao gồm các vấn đề được đưa ra thao luận ở cuộc hội thảo:

  • Những bí quyết công nghệ cần thiết đề kinh doanh trực tuyến
  • Hệ thống phân phối các sản phẩm hay dịch vụ trực tuyến
  • Cách thức quản lý dịch vụ khách hàng khi hoạt động kinh doanh trực tuyến

Sử dụng những thông tin trong chương trình,vẽ các nhánh con từ các nhánh chính. Một trong những nhánh này sẽ biểu thị bài nói của bạn về việc tiếp thị cho hoạt động kinh doanh qua mạng.

Tiếp đó tập trung vào những nhánh con có liên quan đến bài thuyết trình. Những nhánh này sẽ bao gồm tiếp thị trực tuyến và tiếp thị không trực tuyến; trong mỗi nhánh con này sẽ là cách thức cụ thể để thông tin cho mọi người về việc kinh doanh trực tuyến của bạn, chẳng hạn như tiếp thị bằng thư điện từ hay gửi thư trực tiếp.

Nếu bạn tiếp cận chủ đề theo cách này, bạn sẽ cảm thấy việc bám sát chủ đề dễ dàng hơn. Vai trò của bạn trong phạm vi rộng hơn sẽ trở nên rõ nét hơn và những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ ít có nguy cơ đi chệch vấn đề.

Bạn cũng cần phải nghiên cứu sâu về vấn đề ngay khi nhận được lời mời thuyết trình.

Nếu bạn biết được thông tin về một hội thảo mà bạn muốn tham gia, bạn phải tìm hiểu được ai tổ chức nó và gọi điện đề nghị được tham dự, Sự chủ động này bao giờ cũng được những người tổ chức hội nghị trân trọng đón nhận. Hãy lập Sơ đồ Tư duy với tất cả các lĩnh vực mà bạn am hiểu tinh thông và cách bạn có thể áp dụng những kiến thức này trong các hội nghị sẽ được tổ chức trong cả năm. Điều này tạo ra lợi thế cho bạn bởi trong kinh doanh, làm cho mình được biết đến đầu tiên bao giờ cũng là ưu điểm.Kết quả có lợi về lâu dài cho công ty của bạn.

Sơ đồ Tư duy giới thiệu các sản phẩm Apple 
Apple Product Introduction




Xem tiếp phần 3

16 thg 1, 2013

Sự trình bày không hoàn hảo




(Phần 1 - Bí quyết thuyết trình hiệu quả)
Sự trình bày không hoàn hảo 


Đó là vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một giảng viên đại học trẻ tuổi đang thuyết giảng cho các sinh viên năm nhất của ngành tâm lý học về khả năng ghi nhớ.

13 thg 1, 2013

Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong Kinh doanh



Tại sao nên sử dụng iMindmap trong kinh doanh
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khách hàng sẽ không có thời gian để chờ đợi bạn soạn xong một tập hồ sơ thương lượng, bài thuyết trình, dự án dài hàng trăm trang giấy.
Hãy xem iMindmap đã giúp được gì cho hàng triệu doanh nhân trên khắp thế giới:
* Lập Sơ đồ Tư duy cho các kỹ năng kinh doanh quan trọng:
- Lập Sơ đồ Tư duy để thương lượng
- Lập Sơ đồ Tư duy để thuyết trình hiệu quả
- Lập Sơ đồ Tư duy để quản lý dự án hiệu quả
* Lập Sơ đồ Tư duy để có tư duy kinh doanh tốt hơn:
- Lãnh đạo với Sơ đồ Tư duy
- Lập Sơ đồ Tư duy để phát sinh ý tưởng và đổi mới
- Lập Sơ đồ Tư duy để có tư duy chiến lược
* Lập Sơ đồ Tư duy để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn:
- Lập Sơ đồ Tư duy để tăng doanh số
- Lập Sơ đồ Tư duy để đặt mục tiêu và đón nhận thay đổi
Các tổ chức kinh doanh đang áp dụng phần mềm iMindmap:
FTSE 100 companies