Chuẩn
bị lập Sơ đồ Tư duy: Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu, những
gì cần được lên kế hoạch trước, cách sắp xếp ý tưởng của bạn, tầm quan
trọng của Từ khóa và Hình ảnh Chủ đạo. Sau đây, bạn sẽ được hướng dẫn
từng bước về cách lập Sơ đồ Tư duy cho những tình huống và mục đích chủ
yếu trong cuộc sống.
Sơ
đồ Tư duy thể hiện hành trình suy nghĩ của cá nhân trên trang giấy, và
giống như bất kỳ cuộc hành trình thành công nào, nó cũng được lên kế
hoạch để thành công. Bước đầu tiên trước khi bắt đầu lập Sơ đồ Tư duy là
hãy xác định xem bạn đang hước đến đâu.
* Mục tiêu hoặc tầm nhìn của bạn là gì?
* Những mục tiêu phụ và các hạng mục để đóng góp cho mục tiêu chính là gì?
* Bạn có đang lập kế hoạch cho một dự án hay không?
* Bạn có đang động não để tìm ý tưởng mới hay không?
* Bạn có cần đánh giá lại một tình huống hiện tại hay không?
* Bạn có đang lập kế hoạch chiến lược cho tương lai hay không?
Quyết
định được điều này là việc quan trọng vì một Sơ đồ Tư duy thành công
cần phải có một hình ảnh trung tâm ở giữa để thể hiện mục tiêu của bạn
và trong bước đầu tiên, bạn sẽ vẽ một hình ảnh ở giữa Sơ đồ Tư duy để
thể hiện mục tiêu đó như một sự thành công.
Sức mạnh của hình ảnh
Tục
ngữ có câu: “Trăm nghe không bằng mắt thấy”. Điều này hoàn toàn đúng.
Trong một cuộc thì nghiệm, các nhà khoa học đã cho một nhóm người xem
600 hình ảnh với thời gian mỗi hình một giây. Khi được kiểm tra về khả
năng nhớ lại chính xác. Bộ não con người nhận thấy rằng việc nhớ hình
ảnh dễ dàng hơn nhiều so với nhớ từ ngữ. Điều này giải thích vì sao
trong Sơ đồ Tư duy, ý tưởng trọng tâm được thay bằng một hình ảnh. Việc
sử dụng một hình ảnh tại bất kỳ nơi nào trong Sơ đồ Tư duy cũng là điều
quan trọng.
Bài tập:
Để thực hành kỹ năng liên kết hình ảnh, bạn hãy xem lại Sơ đồ Tư duy
con mà mình đã lập cho từ “Hạnh phúc”. Hãy thử xem liệu bạn có thể tạo
lại toàn bộ Sơ đồ Tư duy mà chỉ dùng hình ảnh hay không?.
Như
đã giải thích, chúng ta thích ở gần những người và vật khiến mình cảm
thấy dễ chịu; điều đó nghĩa là chúng ta phải tích cực và có sức thu hút.
Để đảm bảo rằng Sơ đồ Tư duy của bạn trở thành một công cụ thực sự hữu
ích mà bạn muốn phát triển, hình ảnh trung tâm của Sơ đồ Tư duy cần phải
có nhiều màu sắc và được thiết kế để thu hút tất cả các giác quan của
bạn. Bạn không cần phải vẽ nó thật đẹp hay vẽ nó như một tác phẩm nghệ
thuật tuyệt vời, nhưng nó cần phải làm cho bạn cảm thấy tích cực và tập
trung khi nhìn vào.
Sơ đồ Tư duy không chỉ sử dụng các hình ảnh, mà toàn bộ nó là một hình ảnh – hình ảnh đó thể hiện tầm nhìn hay mục tiêu của bạn.
Khi
bạn tạo được một viễn cảnh tích cực như thế, bản thân nó sẽ tạo ra sức
sống, năng lượng và sẽ giúp bạn tập trung. Khi tập trung, bạn cũng giống
như một tia laser rất hiệu quả: chính xác, hội tụ và có tác động cực
mạnh.
Tập hợp và sắp xếp ý tưởng của bạn
Sau
khi để cho Tư duy Mở rộng của bạn được tự do sáng tạo, bước tiếp theo
cũng là bước quan trọng là điều chỉnh và sắp xếp các ý tưởng của bạn
bằng cách là đưa thêm cấu trúc vào.
Bước
đầu tiên của việc thêm cấu trúc là quyết định những ý tưởng sắp xếp cơ
bản (Basic Ordering Ideas, viết tắt là BOIs). Đây là các chủ đề chính cơ
bản, tất cả các khái niệm khác có thể được sắp xếp xung quanh chúng.
Những ý tưởng này là những “cái móc” để kết nối tất cả các ý tưởng liên
kết (cũng như những tiêu đề chương của quyển sách giới thiệu nội dung có
liên quan đến chủ đề bên trong quyển sách.)
Ví dụ:
Khái
niệm cơ bản “thức ăn” có nhiều cấp độ nhỏ, chẳng hạn trái cây, rau cải
và thịt. Tùy theo mục đích của mình, bạn có thể chia “trái cây” thành
nhiều cấp độ nhỏ hơn (như trái cây thuộc họ cam quýt và trái cây không
thuộc họ cam quýt, hoặc có trái cây ngọt, trái cây cay, trái cây đắng…)
trước khi xem xét loại trái cây và các sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể xem
xét khái niệm “thức ăn ưa thích”; trong trường hợp này, việc phân cấp
độ không quan trọng nên bạn có thể “nhảy” từ “trái cây” đến quả chuối,
dâu, đu đủ…
Đối với Sơ đồ Tư duy cho những kế hoạch trong cuộc sống, các cấp độ về ý tưởng sắp xếp cơ bản của cá nhân có thể bao gồm:
Lịch
sử cá nhân: quá khứ, hiện tại, tương lai, điểm mạnh, điểm yếu, Những
điều yêu thích, những điều không thích, những mục tiêu dài hạn, gia
đình, bạn bè, những thành tựu, sở thích, tình cảm, công việc, nhà cửa,
trách nhiệm.
Các ý tưởng sắp xếp cơ bản hữu ích khác có thể liên quan đến việc định hướng cho cuộc sống của bạn:
Học hành, Kiến thức, Kinh doanh, Sức khỏe, Du lịch, Thư giãn, Văn hóa, Tham vọng, Rắc rối.
Những
ý tưởng sắp xếp cơ bản là những tiêu đề chương trong suy nghĩ của bạn:
đó là những từ ngữ hoặc hình ản thể hiện các cấp độ thông tin rõ ràng
nhất và đơn giản nhất. Chúng là những từ tự động thu hút não của bạn
nghĩ đến nhiều liên kết nhất.
Nếu
bạn không chắc chắn về việc nên chọn những ý tưởng sắp xếp cơ bản nào,
hãy tự đặt cho mình những câu hỏi đơn giản dưới đây – những câu hỏi này
có liên quan đến tầm nhìn hoặc mục tiêu chính của bản:
* Tôi cần có kiến thức nào để đạt được mục tiêu của mình?
* Nếu đây là một quyển sách thì tiêu đề chương là gì?
* Những mục tiêu cụ thể của tôi là gì?
* Bảy cấp độ quan trọng nhất trong lĩnh vực này là gì?
* Đâu là câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản của tôi: Tại sao? Cái gì? Ở đâu? Ai? Bằng cách nào? Cái nào? Khi nào?
* Có một cấp độ nào lớn hơn (bao quát hơn) tất cả những cấp độ này và thích hợp hơn để sử dụng không?
Việc có được những ý tưởng sắp xếp cơ bản được tổ chức tốt mang lại những lợi ích sau:
* Những ý tưởng chính đã được đặt ở vị trí thích hợp, vì thế những ý tưởng phụ sẽ “theo sau” một cách tự nhiên hơn.
* Các ý tưởng sắp xếp cơ bản giúp hình thành, tạo nên và xây dựng Sơ đồ
Tư duy – công cụ khuyến khích đầu óc của bạn suy nghĩ có tổ chức một
cách tự nhiên.
Khi
bạn quyết định được nhóm ý tưởng sắp xếp cơ bản đầu tiên trước khi bắt
đầu lập Sơ đồ Tư duy, những ý tưởng còn lại sẽ tuôn ra một cách mạch lạc
và hữu ích hơn nhiều.
Bắt đầu
Để
tạo ra Sơ đồ Tư duy hiệu quả, bạn cần một tờ giấy, vài cây bút màu, một
khoảng thời gian không bị gián đoạn kéo dài ít nhất 10-20 phút – và bộ
não của bạn!
* Hãy chắc chắn rằng bạn có một quyển tập trắng hoặc một số trang giấy TRẮNG, không kẻ dòng, cỡ LỚN, chất lượng tốt.
* Bạn cần một số cây bút NHIỀU MÀU, có đủ các nét dày mỏng khác nhau.
Bút phải ra mực dễ dàng và khi sử dụng, bạn có thể viết nhanh và thoải
mái.
(Note: Nếu bạn không có khiếu vẽ hoặc ghét mất thời giờ dành cho việc vẽ thì bạn có thể sử dụng phần mềm iMindmap)
Tại sao?
* Bạn cần nhiều giấy vì đây không phải là một bài tập thực hành mà còn
là một cuộc hành trình của cá nhân. Bạn sẽ muốn xem lại Sơ đồ Tư duy của
mình sau một thời gian để đánh giá mức độ tiến bộ và xem lại mục tiêu
của bản thân.
* Bạn cần những trang giấy cỡ LỚN vì bạn sẽ muốn có không gian để khám
phá những ý tưởng của mình. Những trang giấy NHỎ sẽ kìm hãm ý tưởng của
bạn.
* Những trang giấy nên ĐỂ TRỐNG và KHÔNG KẺ DÒNG để não của bạn được tự
do suy nghĩ một cách sáng tạo, không theo tuần tự và không bị gò bó.
* Một quyển tập hoặc một xấp giấy có bìa cứng kẹp lại là tốt nhất vì Sơ
đồ Tư duy đầu tiên của bạn là khởi đầu cho nhật ký làm việc. Bạn không
muốn bị gò bó bởi nhu cầu “gọn gàng”, và bạn muốn lưu giữ tất cả những ý
tưởng của mình lại với nhau để xem những kế hoạch và nhu cầu của bạn
tiến triển như thế nào qua thời gian.
* Bạn cần những cây bút ra mức dễ dàng vì bạn sẽ muốn mình có thể đọc những gì mình tạo ra và muốn được viết nhanh.
* Chọn lựa màu sắc là điều quan trọng vì màu sắc kích thích não và sẽ kích hoạt óc sáng tạo cũng như gợi nhớ hình ảnh.
* Màu sắc cũng cho phép bạn thể hiện cấu trúc, tâm quan trọng và sự nhấn mạnh đối với Sơ đồ Tư duy của mình.
Sơ đồ Tư duy: Các quy tắc chỉ đạo
Các Sơ đồ Tư duy được chia thành hai nhóm:
* Quy tắc kỹ thuật
* Quy tắc bố trí
Các quy tắc kỹ thuật bao gồm:
* Nhấn mạnh
* Liên kết
* Rõ ràng
* Tạo phong cách riêng
Các quy tắc bố trí bao gồm:
* Trình tự phân cấp
* Trình tự đánh số
Tóm Tắt các quy tắc Sơ đồ Tư duy
Kỹ thuật
1. Nhấn mạnh
- Luôn luôn sử dụng:
- Một hình ảnh trung tâm – để cung cấp một điểm trọng tâm
- Các hình ảnh – để hai bán cầu não có sự phối hợp với nhau
- Ba màu trở lên cho mỗi hình ảnh trung tâm – để kích thích trí nhớ và óc sáng tạo
- Kích cỡ trong các hình ảnh và xung quanh các từ - để làm nổi bật mọi thứ
- Sự tương tác giữa các giác quan của ban: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác và sự nhận thức về không gian – để làm cho mọi thức trông như thật và dễ nhớ.
- Sự đa dạng về kích cỡ các chữ cái, vạch liên kết và hình ảnh – để phân biệt mức độ quan trọng.
- Phân cách có tổ chức – để tạo trật tự và sự thu hút cho các dòng chữ và có chỗ trống dành cho việc bổ sung thông tin.
- Phân cách thích hợp – xung quanh mỗi từ hoặc hình ảnh.
2. Liên kết
- Luôn luôn sử dụng:
- Mũi tên – để hướng dẫn mắt khi bạn muốn kết nối thông tin
- Màu sắc – để cải thiện trí nhớ, tăng cường sự sáng tạo và nâng cao khả năng nhớ lại
- Ký hiệu – chẳng hạn dấu kiểm, dấu chéo, hình tam giác, nét gạch dưới. Chúng như những đường cắt và có thể được sử dụng để tạo liên kết trong toàn bộ Sơ đồ Tư duy.
3.Rõ ràng
- Chỉ sử dụng một Từ Khóa cho mỗi dòng
- Luôn dùng chữ in
- Viết in Từ Khóa trên cách vạch liên kết
- Vạch liên kết và từ luôn có cùng độ dài
- Các nhánh chính phải nối với hình ảnh trung tâm
- Nối các vạch liên kết lại với nhau
- Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm
- Hình ảnh rõ ràng.
- Giữ trang giấy luôn nằm ngang.
- Luôn viết chữ in thẳng đứng.
4.Tạo phong cách riêng
Bạn sẽ liên hệ, và nhớ lại dễ dàng hơn, những gì do chính mình tạo ra.
Bố trí
Trình tự phân cấp: Việc phân biệt các mức độ quan trọng giúp não của bạn ghi nhớ các sự kiện chính
Trình tự đánh số: Việc sắp xếp các ý tưởng theo trình tự sẽ giúp bạn xác định thứ tự ưu tiên trong các hoạt động của mình
Giải thích các nguyên tắc
Kỹ thuật
1. Nhấn mạnh
Nhấn
mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng cường
trí nhớ và thúc đẩy sự sáng tạo. Để hiểu rõ hơn vì sao lại như vậy, mời
bạn tìm đọc Sách đọc nhanh của Buzan: Trí nhớ (Buzan Bites: Memory).
Quyển sách này miêu tả tại sao đối với những hình ảnh, từ ngữ, con người
hay sự kiện nổi bật, chúng ta lại nhớ dễ dàng hơn sơ với những hình
ảnh, từ ngữ, con người hay sự kiện thông thường hoặc khi những thứ này
bị trộn lẫn vào nhau.
Luôn sử dụng một hình ảnh trung tâm
- Hình ảnh tự khắc thu hút sự tập trung của mắt và não. Nó kích hoạt vô số liên kết đồng thời cực kỳ hiệu quả trong việc hỗ trợ trí nhớ.
- Hơn nữa, hình ảnh hấp dẫn sẽ làm bạn thích thúc và thu hút sự quan tâm.
- Nếu buộc phải dùng một từ, thay cho hình ảnh, làm hình ảnh trung tâm, bạn phải làm cho nó nổi bật hơn bằng cách thêm bóng mờ, màu sắc hoặc chữ viết thu hút.
Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong Sơ đồ Tư duy
- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong Sơ đồ Tư duy giúp bạn tập trung hơn và làm cho Sơ đồ Tư duy của bạn hấp dẫn hơn. Việc này cũng sẽ giúp bạn “mở rộng đầu óc” trước thế giới xung quanh mình và trong quá trình đó, sẽ kích thích cả hai bán cầu não trái và phải.
- Sử dụng ba màu trở lên cho mỗi hình ảnh trung tâm. Màu sắc kích thích trí nhớ và óc sáng tạo: nó đánh thức não. Điều này tương phản với những hình ảnh một màu – những hình ảnh mà não thấy đơn điệu và khiến não buồn ngủ!
- Sử dụng kích cỡ trong các hình ảnh lẫn xung quanh các từ, điều này sẽ giúp mọi thứ trở nên nổi bật (bất cứ thứ gì nổi bật đều được ghi nhớ dễ dàng hơn). Sử dụng kích cỡ còn đặt biệt có hiệu quả trong việc làm nổi bật Từ Khóa.
Sử dụng các giác quan của bạn
Não
nhận thông điệp thông qua các giác quan: thị giác, thính giác, xúc
giác, vị giác và sự nhận thức vè không gian. Nhiều bộ óc lớn của thế
giới đã sử dụng và phát huy tất cả các giác quan của mình một cách có ý
thức để nhận biết nhiều hơn về thế gới xung quanh. Sơ đồ Tư duy của bạn
càng có khả năng gợi lên ký ức liên quan đến các giác quan thì nó càng
hiệu quả.
Thay đổi kích cỡ chữ in, vạch liên kết và hình ảnh
- Thay đổi kích cỡ của các yếu tố này trong Sơ đồ Tư duy sẽ giúp bạn nhận biết về trình tự phân cấp đồng thời giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng tương đối của các thành phần được liệt kê.
Phân cách có tổ chức
- Việc phân cách các nhánh của Sơ đồ Tư duy trên giấy sẽ giúp bạn hiểu được sự phân cấp và phân dạng các ý tưởng, đồng thời cũng sẽ làm cho Sơ đồ Tư duy dễ đọc hơn và trông đẹp mắt hơn.
Phân cách thích hợp
- Trong Sơ đồ Tư duy, điều quan trọng là phải để khoảng cách thích hợp xung quanh mỗi mục, một phần là để bạn có thể nhìn thấy rõ ràng từng mục, một phần là vì chính khoảng cách là mọt phần quan trọng trong việc chuyển tải thông điệp.
2.Liên kết
Liên
kết là yếu tố chính thứ hai cần thiết cho việc tăng cường trí nhớ và
khả năng sáng tạo. Não tạo ra liên kết giữa các sự kiện và sự vật bằng
cách nối chúng lại với nhau bằng các thông tin kết nối. Liên kết là
phương tiện giúp não hiểu được những trải nghiệm thực tế của bạn trong
cuộc sống.
Sau đây là những kỹ thuật tạo liên kết giữa các chủ đề, ý tưởng và sự kiện khác nhau trong Sơ đồ Tư duy của bạn.
Sử dụng mũi tên khi bạn muốn tạo kết nối trong bản thân các nhánh hoặc giữa các nhánh khác nhau
- Mũi tên sẽ hướng dẫn bạn theo cách tự động kết hợp mọi thứ lại với nhau. Mũi tên cũng gợi lên sự chuyển động. Sự chuyển động là một sự hỗ trợ có giá trị đối với trí nhớ và khả năng nhớ lại hiệu quả.
- Mũi tên có thể chỉ theo một hoặc vài hướng cùng lúc, nó có thể có nhiều hình dạng và kích thước khách nhau.
Sử dụng màu sắc
- Màu sắc là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp tăng cường trí nhớ và thúc đẩy sự sáng tạo.
- Việc chọn các màu sắc cụ thể cho những mục đích được viết bằng ký hiệu sẽ giúp bạn tìm được thông tin chứa đựng trong Sơ đồ Tư duy nhanh hơn và giúp bạn nhớ thông tin dễ dàng hơn.
- Việc dùng màu sắc làm ký hiệu là đặc biệt hữu ích trong những tình huống lập Sơ đồ Tư duy theo nhóm.
Sử dụng kỹ hiệu
- Các ký hiệu giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian. Chúng có thể giúp bạn ngay lập tức tạo được liên kết giữa những thành phần khác nhau trong Sơ đồ Tư duy, bất kể chúng nằm cách xa nhau đến đâu trên trang giấy.
- Ký hiệu có thể được viết dưới dạng dấu kiểm, dấu chéo, vòng tròn, hình tam giác, nét gạch dưới hoặc cũng có thể phức tạp hơn.
3.Rõ ràng
Bạn
cần diễn đạt rõ ràng thì bạn và người khác sẽ càng hiểu thấu đáo hơn.
Những ghi chú nguệch ngoạc sẽ cản trở trí nhớ và việc hiểu, đồng thời
kìm hãm khả năng tạo liên kết của não.
Đang cập nhật...
iMind Group
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét