Bản đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi tác giả Tony Buzan vào những năm 1960. Lần đầu tiên tại Việt Nam, thầy giáo Hoàng Đức Huy (TTGDTX quận 4) đã vận dụng bản đồ tư duy có sáng tạo vào giảng dạy ở bậc trung học.
Kỹ thuật tư duy 5W1H
Sáng
tạo trong cách dạy ứng dụng bản đồ tư duy của thầy Huy là hướng dẫn cho
học sinh kỹ thuật tư duy 5W1H. Cụ thể là: When? (khi nào?); What? (cái
gì?); Why? (tại sao?); Who? (ai?); Where? (ở đâu?) và How? (như thế
nào?). Ví dụ trong giảng dạy bộ môn ngữ văn được thể hiện qua: Sự kiện
trong tác phẩm xảy ra khi nào? Đầu đề tác phẩm là gì? Tác phẩm đề cập
đến vấn đề gì? Tại sao nhà văn thực hiện tác phẩm này? Tác giả là ai?
Tác phẩm viết cho đối tượng nào? Tác phẩm được thực hiện như thế nào? Sự
việc xảy ra ở đâu? Tác phẩm được đăng tải ở đâu?…
Khắc phục nhiều nhược điểm
Với
bản đồ tư duy, sẽ khắc phục các nhược điểm thường gặp của cách dạy và
học thụ động như: Từ khóa bị chìm khuất: không nắm được khái niệm trọng
tâm cũng như các mối liên kết của nó. Khó nhớ nội dung: vì chỉ có một
màu đơn điệu và một chuỗi dài không có gì khác biệt. Lãng phí thời gian:
ghi chép và đọc lại những cái không cần thiết. Không kích thích não
sáng tạo: cản trở não tìm các mối liên kết, làm cho não có cảm giác “ đã
xong”. Từ đó dẫn đến người học mất khả năng tập trung; mất tự tin vào
bản thân, buồn chán, thất vọng và đánh mất sự ham mê học hỏi vốn có ở
trẻ nhỏ.
Phương
pháp tư duy bản đồ khai thác cả hai khả năng của bộ não (trái và phải):
Rất logic, mạch lạc, đây là khả năng mà tư duy cần nhất. Rất trực quan,
thể hiện rõ mọi liên hệ, liên kết, quan hệ... từ cái gì đến cái gì...
Có tính tổng thể như sơ đồ của thành phố, nhìn là thấy ngay cái gì, ở
đâu, như thế nào, tương tác ra sao với những cái còn lại và có tính sáng
tạo cao.
Kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật
Phương
pháp “Tư duy bản đồ” được ứng dụng trong cá nhân, gia đình, kinh doanh,
giáo dục, các lĩnh vực chuyên môn và định hướng tương lai. Trong giáo
dục, “Bản đồ tư duy” là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở
trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì giúp giáo viên và
học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng. Ngoài ra còn
giúp suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin
của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã
học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới…
Em
Quách Tố Linh, lớp 9B1 Trường Trung học Tư thục Nguyễn Khuyến đánh giá:
“Tôi nghĩ rằng với phương pháp này tôi sẽ học khá môn văn hơn, thậm chí
còn có thể giỏi thêm môn tin, họa và Anh văn nữa. Có thể kết hợp nhiều
môn lại với nhau mà học một cách nhẹ nhàng như vậy, chúng tôi rất có
hứng thú học. Bản đồ tư duy đã khiến nhiều học sinh chúng tôi mê mẩn,
nhờ vậy chúng tôi có thể bộc lộ hết khả năng của mình. Không cần phải
học theo khuôn mẫu một số giáo viên hay sách vở đã đưa ra mà chúng tôi
vẫn học rất hiệu quả”.
Thầy
Phạm Chí Dũng, chuyên viên ngữ văn Sở GD-ĐT TPHCM nhận xét: “Bản đồ tư
duy” là một phương pháp hiện đại, đáp ứng đổi mới phương pháp dạy và học
môn ngữ văn. Đặc biệt là sự kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật
trong dạy và học. Đồng thời thực hiện một cách sáng tạo, sinh động các
chủ đề năm học của Sở và Bộ GD-ĐT.
Để
cụ thể hóa phương pháp này, thầy Hoàng Đức Huy đang hoàn tất việc biên
soạn cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học” cho các bậc học từ mầm
non đến trung học và sẽ xuất bản trong thời gian tới.
Với bản đồ tư duy học sinh có thể vẽ bằng ba cách rất đơn giản: vẽ bằng tay, phần mềm iMindmap
Cách vẽ bản đồ tư duy:
1. Vẽ bằng tay:
- Chuẩn bị:
+ Một tờ giấy trắng (giấy A4 hoặc giấy đôi);
+ Bút mực và hộp bút chì màu.
- Thực hành:
+
Từ trung tâm tờ giấy: vẽ một hình (hay bức tranh): vì “một hình ảnh có
giá trị bằng ngàn từ”. Một hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp tập trung
vào những điểm quan trọng và làm cho bộ não phấn chấn hơn. Nếu viết chữ
thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính.
+
Nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp 3, cấp 2
với nhánh cấp 1…: vì bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu nối các
nhánh lại với nhau, ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn.
2.
Sử dụng phần mềm MindMapping Software: có thể tải về từ trang web của
Sở GD-ĐT TP.HCM http://www.hcm.edu.vn. Dưới đây là một ví dụ sử dụng
phần mềm MindMap 5.0 để vẽ:
3. Ngoài ra chúng ta có thể vẽ bằng Word một cách đơn giản.
Trần Trọng Tri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét