21 thg 6, 2013

Động não với hình ảnh

Chủ điểm

Trong phần này, bạn đọc sẽ tìm hiểu những phát hiện mới về bộ não con người mà đã làm kinh ngạc giới chuyên môn khắp thế giới. Kết hợp với các bài tập thực hành, chúng ta có thể khai tác nguồn kỹ năng tư duy hình ảnh khổng lồ mà 95% chúng ta chưa hề biết.

Sức mạnh của hình ảnh:
Tạp chí khoa học Scientific American xuất bản năm 1970 đã công bố các kết quả thí nghiệm lý thú do Ralph Haber* thực hiện. Haber cho những người tình nguyện tham gia thí nghiệm xem một loạt 2.560 bức ảnh bằng đèn chiếu, với tốc độ 10 giây 1 ảnh. Họ xem thành từng đợt trong mấy ngày liên và tổng cộng đã mất 7 giờ để xem hết các ảnh. Một giờ sau khi xem xong, Haber tiến hành trắc nghiệm khả năng nhận ra những bức ảnh đó.

Mỗi người lại được xem 2.560 cặp ảnh đèn chiếu, mỗi cặp gồm 1 ảnh họ đã xem, và 1 ảnh tương tự họ chưa xem. Độ chính xác trong việc nhận dạng đạt trung bình từ 85% đến 95%.

Sau khi có kết luận chắc chắn về khả năng chính xác vô địch của não bộ trong việc tiếp nhận, lưu giữ và hồi ức, Haber tiến hành thí nghiệm thứ hai để kiểm tra khả năng nhận dạng nhanh của não. Tốc độ trong thí nghiệm này là mỗi giây 1 ảnh đèn chiếu.

Kết quả vẫn không đổi, chứng tỏ bộ não có khả năng ghi nhớ và hồi ức không những phi thường, mà độ chính xác còn không hề suy giảm ở tốc độ cao không thể ngờ.

Sau đó, Haber thử thách khả năng của bộ não nhiều hơn qua thí nghiệm thứ ba với tốc độ vẫn là 1 giây 1 hình ảnh, nhưng toàn bộ ảnh đều đối xứng qua gương. Một lần nữa, kết quả không thay đổi, chứng tỏ ở tốc độ cao bộ não vẫn có thể đảo nghịch hỉnh ảnh trong không gian 3 chiều mà hiệu quả không hề suy giảm.

Haber nhận xét rằng: "Các thì nghiệm với tác nhân kích thích thị giác trên có thể cho thấy KHẢ NĂNG NHẬN DẠNG CỦA NÃO VỀ CƠ BẢN LÀ HOÀN HẢO. Nếu chúng ta thí nghiệm với 25.000 bức ảnh thay vì 2.500 thì kết quả vẫn thế."

Một nhà nghiên cứu khác là R.S Nickerson, đã thông báo kết quả của thí nghiệm dùng 600 ảnh chiếu với tốc độ mỗi giây 1 ảnh trong Tập san khoa học Canadian Journal of Psychology. Trắc nghiệm thực hiện ngay sau khi chiếu hết ảnh cho kết quả chính xác trung bình là 98%.

Cũng như Haber, Nickerson mở rộng nghiên cứu rằng cách gia tăng số ảnh từ 600 lên 1000. Điều đáng chú ý là Nickerson đã nhấn mạnh rằng tất cả 10.000 ảnh trong thí nghiệm đều "sinh động" (tức là những ảnh gây ấn tượng mạnh và đặc biệt dễ nhớ như các ảnh trong Sơ đồ Tư duy)

Với các ảnh sinh động, những người tình nguyện tham gia thí nghiệm có khả năng nhận dạng chính xác tới 99,9%. Theo ước tính của Nickerson và đồng nghiệp, trừ hao phần nào sự mệt mỏi, nhàm chán nếu họ thực hiện thí nghiệm trên với 1 triệu ảnh thay vì 10.000, thì sẽ có 986.300 ảnh được nhận dạng đúng - đạt mức chính xác lên 98,6%.

Điểm nhấn: Trong bài "Học 10.000 bức ảnh" của Lionel Standing, đăng trên Tập san hàng kỳ Quarterly Journal of Experimental Psychology, tác giả đã phát biểu rằng "khả năng nhận dạng ảnh bằng ký ức của con người hầu như vô tận!"

"Một bức ảnh có giá trị ngàn lời" (nói theo cách ngôn) vì nó huy động rất nhiều kỹ năng tư duy trên vỏ não: màu sắc, hình thể, kích thước, đường nét, kết cấu, nhịp điệu thị giác, và đặc biệt là sự tưởng tượng - từ tiếng Anh imagination có nguồn gốc Latin là imaginari, nghĩa là "hình dung".

Vì thế, so với từ thì hình ảnh kích thích não làm việc hiệu quả hơn, có khả năng gợi liên kết phong phú, mạnh mẽ, chính xác hơn, kết quả là tăng cường hoạt động ký ức và tư duy sáng tạo. Điều này cho thấy sự phi lý của tỉ lệ 95% các bản ghi chú thụ động/ chủ động không vận dùng lợi ích của hình ảnh.

.....trích từ cuốn sách SƠ ĐỒ TƯ DUY (Tony Buzan & Barry Buzan) - Dịch giả: Lê Huy Lâm
mua sách TẠI ĐÂY, để khám phá hết tiềm năng của bộ não.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét